Soạn bài Thu điếu trang 40 Văn 8 hay và chi tiết
Soạn ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài 2 Thu điếu ( Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến Trang 40, 41.
*Trước khi đọc
Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.
Trả lời:
Thu là mùa mà em yêu thích nhất. Trong mùa thu, những người nông dân bắt đầu thu hoạch lúa trên những cánh đồng màu vàng óng ánh. Khắp nơi, mắt em đều được chạm ngõng bởi sắc vàng của những bông lúa chín, những đám rơm màu vàng tươi, và những mái tranh nhỏ nhắn cũng không kém phần màu vàng. Ánh nắng thu soi sáng mọi ngóc ngách của làng quê, làm cho những đường rơm khô trải dài trở nên rực rỡ và lan tỏa một hương thơm đặc trưng. Mùa thu còn là mùa của những sản phẩm đồng quê tươi ngon. Hương thơm của quả ổi trải qua không khí, luôn làm con người yêu quý hương vị của quê hương mình. Hoa ổi trắng tinh khôi, quả ổi chín mọng, chúng nằm yên bình dưới ánh nắng rồi tỏa ra một mùi thơm quyến rũ. Cảnh vật nông thôn trong mùa thu tràn đầy sự thanh bình và lạ lẫm. Mùa thu đến không có những cơn mưa mùa hạ nặng nề cùng với sấm chớp, cũng không có những trận giông dữ dội xuất hiện bất ngờ như trong cái mùa hè nóng nực đã qua. Mùa thu chính là sự giao thoa hoàn hảo giữa cuối hạ và đầu đông. Nó mang đến vẻ đẹp dịu dàng và tinh tế của cả hai mùa. Ánh nắng mặt trời lung linh, làn gió nhẹ nhàng. Tất cả tạo nên một mùa thu tuyệt đẹp của khí hậu Việt Nam.
*Sau khi đọc
Câu 1 Thu Điếu trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1: Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.
Trả lời:
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.
- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).
- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,…
- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)
Câu 2 trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1: Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.
Trả lời:
Chủ đề bài thơ: Qua việc diễn tả thú vui câu cá vào mùa thu, Nhà thơ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên, cảnh vật, từ đó bộc lộ những tâm sự thầm kín về quê hương, đất nước thông qua việc diễn tả thú vui câu cá. Nhan đề Câu cá mùa thu có liên quan mật thiết đến chủ đề bài thơ, thể hiện hành vi của chủ thể trữ tình nhưng ârn chứa sau đó là thế giới nội tâm nhiều trăn trở của tác giả.
Câu 3 trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.
Trả lời:
- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:
+ Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc
+ Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
- Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.
Câu 4 trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1: Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.